Nên chọn sữa nội hay sữa ngoại cho trẻ là câu hỏi khó khăn mà các bà mẹ luôn đưa ra để tìm một sự lựa chọn tốt và tối ưu cho con cũng như cho chính các bậc làm cha mẹ.
Nên chọn sữa nội hay sữa ngoại cho trẻ là câu hỏi khó khăn mà các bà mẹ luôn đưa ra để tìm một sự lựa chọn tốt và tối ưu cho con cũng như cho chính các bậc làm cha mẹ. Sữa là nguồn dinh dưỡng chính và cần thiết cho sự phát triển của trẻ ở giai đoạn đầu đời, cho nên việc xác định cho con dùng sữa nào là tốt nhất luôn được các bà mẹ quan tâm. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu và đưa ra so sánh về các đặc điểm mà sữa nội và sữa ngoại mang lại cho người tiêu dùng để có một sự lựa chọn chính xác nhất nhé.
Nguồn nguyên liệu sản xuất
Không phải cha mẹ nào cũng biết, các mặt hàng sữa bột sản xuất tại Việt Nam thì nguồn nguyên liệu sản xuất sữa đều phải nhập ngoại 100%, lý do vì nước ta vẫn chưa đủ điều kiện nguyên liệu cũng như trang thiết bị máy móc để sản xuất sữa bột. Điều đặc biệt hơn nữa là các sản phẩm sữa dù là sản xuất từ Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, Pháp hay Hà Lan thì nguồn nguyên liệu để sản xuất cùng đều có xuất xứ từ Úc và New Zealand là chủ yếu, vì đó là những nước có nền nông nghiệp phát triển, cung cấp đa phần nguồn nguyên liệu sữa cho cả thế giới.
Vậy, về hàm lượng dinh dưỡng căn bản từ nguồn nguyên liệu sản xuất thì sữa ngoại lẫn sữa nội đều có giá trị ngang nhau.
Quy trình sản xuất, kiểm nghiệm và chất lượng sữa
Đa phần quá trình sản xuất sữa hiện nay ở thị trường Việt Nam, các doanh nghiệp vẫn phải nhập toàn bộ máy móc thiết bị, nguyên liệu, công thức, công nghệ sản xuất của nước ngoài, của các thương hiệu sữa nổi tiếng từ các nước phát triển.
Theo Cục An toàn Vệ sinh Thực Phẩm đã kiểm định thử với 10 mẫu sữa nội và 8 mẫu sữa ngoại. Kết quả 18/18 mẫu sữa đạt tiêu chuẩn vi sinh, hàm lượng kim loại nặng trong sữa đạt chuẩn quy định, không phát hiện Melamine; 10/10 mẫu sữa nội có các chỉ tiêu chất lượng phù hợp với công bố đã đăng ký tại Cục An toàn Thực phẩm; 6 mẫu sữa cùng loại của Vinamilk, Nutifood và ngoại nhập có chất lượng dinh dưỡng tương đương. Kết quả còn chỉ ra một số loại sữa nội có chỉ tiêu chất lượng cao hơn so với sữa ngoại cùng chủng loại.
Phần quan trọng nhất ở sữa nội mà các bà mẹ nên biết là các doanh nghiệp sữa trong nước đều có hợp tác nghiên cứu về nhu cầu dinh dưỡng của trẻ em Việt Nam, những nghiên cứu này giúp tìm kiếm công thức sữa phù hợp với trẻ em Việt Nam. Vì vậy, sữa nội sẽ đáp ứng được nhu cầu của từng đối tượng sử dụng cho phù hợp với điều kiện thể trạng cũng như hợp khẩu vị người Việt Nam hơn là sữa ngoại.
Giá cả sữa như thế nào?
Tại sao giá sữa ngoại lại đắt hơn nhiều so với sữa nội?
Không hẳn là chất lượng sữa ngoại tốt hơn sữa nội nên giá cả sẽ mắc hơn. Thực tế là vì tâm lý sính ngoại của người Việt đã vô tình khiến cho các doanh nghiệp nhập khẩu sữa tự động tăng giá một cách không thể kiểm soát được. Lý do tiếp theo là sữa ngoại đã mạnh dạn chi một khoản khá lớn cho việc quảng cáo và khi hoạch định chi phí bán hàng đã đẩy giá sữa lên một cách chóng mặt và khoản chi phí đó người tiêu dùng là người phải gánh chịu. Lý do cuối cùng là sữa ngoại phải trả thêm một khoản phí thuế nhập khẩu không nhỏ. Chỉ những lý do cơ bản trên cũng đủ để đẩy giá sữa ngoại cao hơn nhiều so với sữa nội.
Các rủi ro khác khi mua sữa
Sữa ngoại hiện nay về Việt Nam chủ yếu là hàng xách tay, nguồn gốc nhập hàng không rõ ràng, hay các container nhập hàng theo đường biển đi trong một khoản thời gian dài, vậy ai đảm bảo được là những hộp sữa này còn nguyên hạn sử dụng?
Điểm tiếp theo là đối với sữa ngoại, bao bì sữa cũng toàn tiếng Anh, Mỹ, Nhật, Pháp,… vậy các bà mẹ có đảm bảo là mình sẽ có thể tìm hiểu được thành phần dinh dưỡng, thông tin sữa mà mình sắp cho con uống. Hoặc là mẹ có biết được chính xác sữa đó là hàng chính hãng hay hàng giả, hàng nhái,…
Với tất cả các lý do nêu trên, có thể xác định rõ ràng là các bà mẹ nên chọn sữa nội cho con thay vì sữa ngoại để đảm bảo chất lượng cũng như có thể tiết kiệm được một khoản chi phí không nhỏ cho cuộc sống gia đình.
Chế độ ăn uống không phù hợp, bé ăn nhiều đồ ngọt, ít ăn chất xơ khiến bé dễ bị mắc bệnh táo bón. Táo bón khiến bé đi đại tiện khó khăn, việc vui chơi và ăn uống của bé không được thoải mái, hệ tiêu hóa của con bị rối loạn.
Táo bón là tình trạng phân bị hấp thu lại một phần nước nên phân trở nên cứng hơn, khô hoặc tròn nhỏ. Bé đi đại tiện rất khó khăn, bé ngồi lâu, rặn nhiều gây đau rát hoặc bé rặn phân ra máu. Trẻ không đi ngoài 3 – 4 ngày sẽ gây ra tình trạng táo bón.
Biểu hiện khi trẻ bị bị táo bón là trẻ thường khóc hay la hét hoặc bé rặn nhiều khi đi toilet. Bên cạnh đó, bé sẽ khó chịu, quấy khóc khi mẹ thay tã hoặc khi mẹ cho bú.
Táo bón được gây ra bởi 2 nguyên nhân: do chế độ ăn uống, sinh hoạt như uống ít nước, ăn ít chất xơ, bé kiềm nén không chịu đi vệ sinh, mẹ ăn nhiều đồ cay/ nóng. Nguyên nhân nữa là do bé bị một số các bệnh: phình đại tràng bẩm sinh, suy giáp trạng, đại tràng dài, nứt kẽ hậu môn,… Bé bị sốt, cảm uống thuốc kháng sinh cũng làm cho trẻ bị táo bón.
Để trẻ không bị táo bón, người lớn nên tạo cho bé thói quen ăn uống cũng như sinh hoạt lành mạnh hàng ngày.
Bổ sung đầy đủ nước cho bé, cho bé uống thêm 100-200ml nước/ ngày (trẻ dưới 6 tháng tuổi) và 200 – 300ml nước/ ngày (trẻ từ 6 – 12 tháng tuổi). Cho trẻ uống bổ sung các loại nước ép trái cây tốt cho trẻ sơ sinh bị táo bón như lê, táo, mận,…
Tạo thói quen cho bé ăn rau từ khi con bắt đầu ăn dặm. Cho bé ăn nhiều rau có lá màu xanh như mùng tơi, rau dền, cần tây, súp lơ,… để bổ sung vitamin, các loại trái cây có tính nhuận trường như đu đủ, bưởi, thanh long, lê, chuối, mận,… giúp bổ sung chất xơ tốt cho hệ tiêu hóa của bé.
Thay vì cho bé ăn nhiều đồ ngọt như bánh kẹo, bố mẹ có thể cho bé ăn sữa chua, nước ép, nước rau củ luộc hoặc nấu thành súp/ canh.
Tập cho bé đi vệ sinh vào một thời gian nhất định trong ngày để bé luôn có thói quen đi vệ sinh hàng ngày và bé không kiềm chế khi muốn đi vệ sinh.
Ngoài ra, giữa các bữa ăn, mẹ có thể massage bụng bé theo vòng tròn quanh rốn theo chiều kim đồng hồ khoảng 10 phút để kích thích nhu động ruột, giúp bé dễ đi ngoài hơn.
Với các trường hợp nặng, bố mẹ cần đưa bé đến bác sỹ để kiểm tra chính xác nguyên nhân và có cách điều trị phù hợp nhất.
Trẻ biếng ăn luôn là nổi khổ của các bà mẹ có con ở độ tuổi từ 1 – 6 tuổi. Trẻ biếng ăn dẫn đến tăng cân chậm hoặc không tăng cân, trẻ trở nên còi cọc, chậm phát triển cả về thể chất lẫn trí thông minh.
Có rất nhiều các nguyên nhân dẫn đến tình trạng biếng ăn ở trẻ và mẹ cần tìm ra nguyên nhân để giải quyết tình trạng này ở trẻ.
Các nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn
Khẩu phần ăn hàng ngày là một trong những nguyên nhân chính khiến trẻ biếng ăn. Thực đơn hàng ngày không thường xuyên được thay đổi khiến cho trẻ có cảm giác ngán và không muốn ăn những món đó nữa. Các món ăn được chế biến đơn giản, mùi vị hoặc màu sắc không hấp dẫn, không thu hút sự chú ý của bé.
Khi bé trong giai đoạn mọc răng cũng là lúc mà trẻ không muốn ăn, hoặc do trẻ bị suy dinh dưỡng, bị các bệnh nhiễm trùng như viêm mũi/ họng/ amidan, trẻ bị loạn khuẩn đường ruột, hoặc khi bé đang sử dụng một số các loại thuốc điều trị bệnh cũng gây nên tình trạng biếng ăn ở trẻ.
Một trong những nguyên nhân khác cũng khiến tình trạng biếng ăn của trẻ tăng cao là do một số hành động của bố mẹ: ép trẻ bú bình nhiều, ép trẻ phải ngồi ăn cố định một chỗ trong khi bé muốn đi lại, ép trẻ ăn hết khẩu phần ăn khi bé không muốn ăn nữa, đối với các bé khó uống thuốc thì một số bố mẹ lại cho luôn thuốc vào thức ăn hoặc vào sữa cho bé uống,…
Bí quyết giúp giảm tình trạng biếng ăn của trẻ
Để giảm tình trạng biếng ăn của trẻ, mẹ cần lựa chọn và đưa ra những thực đơn ăn hàng ngày đa dạng và phong phú, thay đổi liên tục cùng cách chế biến các món ăn với hình thù ngộ nghĩnh để kích thích vị giác cũng như thu hút thị giác của trẻ.
Tránh tình trạng ép con ăn quá mức, hãy để trẻ ăn theo nhu cầu của trẻ là khi con cảm thấy đói và thèm ăn thì con sẽ ăn. Việc ép con ăn sẽ làm con có tâm lý sợ sệt, căng thẳng trong các bữa ăn, chỉ khiến cho trẻ biếng ăn thêm hoặc gây ra một số các bệnh về dạ dày, gây nôn ói và không hấp thu được chất dinh dưỡng.
Mẹ cần hạn chế tối đa đồ ăn vặt trước giờ ăn chính của con, giúp trẻ có cảm giác đói và sẽ ăn ngon miệng hơn trong bữa chính. Ăn đồ ăn vặt và uống nhiều nước trước bữa ăn làm cho trẻ có cảm giác no và không muốn ăn nữa.
Bố mẹ cũng cần tập cho trẻ có thói quen ngồi ăn chung cùng với cả gia đình và khuyến khích bé tự ăn. Cách này sẽ tạo cho bé cảm giác thoải mái, bé có thể tự lựa chọn đồ ăn mà bé thích, bên cạnh đó cũng giúp bé được tính tự lập ngay còn nhỏ.
Ngoài các phương pháp trên thì mẹ cũng cần chủ động bổ sung cho trẻ biếng ăn những sản phẩm giúp kích thích trẻ ăn ngon miệng: các loại siro Vitamin tổng hợp, khoáng chất, các loại siro có Lysin giúp kích thích tiêu hóa, giúp trẻ ăn ngon miệng và hấp thu chất dinh dưỡng tốt hơn. Bên cạnh đó, các loại sữa chuyên biệt dành cho trẻ biếng ăn cũng giúp mẹ bổ sung cho trẻ đầy đủ các dưỡng chất kịp thời nhất.
Các sản phẩm sữa Nutrient Kid cho trẻ Biếng ăn Suy dinh dưỡng
- Sữa Premium Nutrient Kid 1 (cho trẻ từ 6 – 36 tháng)
- Sữa Premium Nutrient Kid 2 (cho trẻ từ 3 tuổi trở lên)